Quy trình tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?
Sổ đỏ hay chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng đất được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân. Vậy đâu là quy trình hay cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như nào cho đúng và hợp lý?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật mới Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 77/2009/TT-BTNMT không phân biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ như trước. Quy định mới thống nhất về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành 1 với tên gọi chung “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể sẽ gồm:
- Huy hiệu, quốc hiệu cùng tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
- Tên người sử dụng và tên chủ sở hữu của nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất.
- Thửa đất, nhà ở và những tài sản trên đất hay gọi là tài sản gắn liền với đất (Các công trình phục vụ đời sống…)
- Sơ đồ của thửa đất và nhà ở, các loại tài sản xuất hiện gắn liền với đất
- Có phần thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận. Phần này được dùng để bổ sung vào những công trình mới hoặc diện tích mới, sơ đồ mới.
Trình tự tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Người sử dụng đất nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: Với hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc như sau:
+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.
– Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc.
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc như sau:
+ Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
+Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:
+ Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (hoặc đã ký hợp đồng thuê đất hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính).
– Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.
Cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay có những cách có thể dùng để tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Kiểm tra thông tin chủ sở hữu
Mọi giao dịch liên quan đều phải là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (vợ, chồng, tổ chức, hộ gia đình) . Và người này cần đem theo đầy đủ các hồ sơ. Trong trường hợp đất có chủ sở hữu từ 2 người trở lên sẽ được ghi rõ tên từng người.
Kiểm tra kỹ thông tin nhà đất
Các thông tin về thửa đất như diện tích, sơ đồ, vị trí, số thửa đều sẽ được ghi theo số hiệu của thửa đất trên bản đồ. Bạn cần phải nắm rõ, xem xét kỹ để tránh sai lệch thông tin hoặc các thông tin chưa chuẩn.
Khi xem xét nên nhìn vào địa chỉ của thửa đất đó gồm các thông tin về số nhà, tên đường, tên của đơn vị hành chính thuộc cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh… nơi có vị trí của thửa đất. Việc xem xét này càng kỹ sẽ càng giúp bạn kiểm tra được thông tin về hồ sơ của miếng đất trong thông tin địa chính của xã, phường.
Kiểm tra diện tích của thửa đất cùng các tài sản trên đất
Bạn cần đo đạc kỹ lưỡng để xem diện tích của miếng đất có giống như trong giấy chứng nhận hay không. Thường giấy chứng nhận sẽ ghi diện tích đất thuộc quyền sở hữu của chủ căn hộ (đối với giấy chứng nhận sở hữu căn hộ chung cư). Diện tích thửa đất thường được làm tròn lên 1 chữ số thập phân.
Kiểm tra và xem xét kỹ diện tích, tránh việc thiếu hụt hoặc bị lấn chiếm hay diện tích như chủ sở hữu nói là vẫn nằm trong sổ.
Kiểm tra mục đích sử dụng đất là gì?
Trên giấy chứng nhận được cấp sẽ ghi rõ đó là loại đất gì nên bạn cần phải quan tâm đến để xem có phải là đất ở hay không. Mục đích của thửa đất đó được ghi rõ trong sổ địa chính và có tên gọi cụ thể thuộc các nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Kiểm tra thời hạn sử dụng đất
Bạn cũng nên lưu ý đến việc kiểm tra về thời hạn sử dụng đất. Nếu là loại sử dụng không thời hạn sẽ là “lâu dài”. Đối với loại đất có thêm vườn, ao nhưng đất ở chỉ được công nhận là 1 phần của thửa đất đó thì sẽ có thời hạn sử dụng cho từng mục đích sử dụng.
Kiểm tra về thời hạn sử dụng đất của sổ cùng các vấn đề khác rồi đối chiếu với thông tin sổ địa chính của phường, xã
Trên đây là các thông tin về trình tự cũng như cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng luật hiện hành hiện nay. Hy vọng thông tin này giúp ích cho bạn trong các vấn đề về giao dịch mua bán nhà đất sau này.
Hoặc bạn có thể đến các văn phòng luật sự nhờ tư vấn kỹ hơn về điều này.
Nguồn: bietthubiendanang.net